Đừng vội lắp đặt điện mặt trời khi chưa tính toán thử hiệu quả

Những năm gần đây, ngành năng lượng tự nhiên trên thế giới ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, năng lượng mặt trời đang được sử dụng phổ biến, không những giảm chi phí mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Nhằm giúp khách hàng tính toán được chi phí, lợi ích trước khi lắp đặt, Alena đã cho ra đời ứng dụng giả lập hiệu quả hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời.

Ứng dụng giả lập hiệu quả hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời là gì?

Hiện nay, giá mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo cao hơn so với từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn, …). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang được nhà nước giao mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. Vì vậy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, vừa để giảm chi phí tiền điện hàng tháng, vừa đem lại lợi ích kinh tế cao dài hạn.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những lợi ích mà hệ thống điện mặt trời mang lại, những khách hàng mới tìm hiểu cũng có nhiều câu hỏi đắn đo như: nhà có đủ diện tích lắp hay không, có bị các nhà khác che mất nắng hay không, hướng của mái nhà có ảnh hưởng tới điện mặt trời hay không…

Chính vì vậy, công ty đã xây dựng chương trình giả định về lợi ích khi lắp điện mặt trời trên trang web https://solar.alena-energy.com giúp cho khách hàng tự cân đối với các điều kiện lắp đặt tại nhà mình:

  • Số tiền điện phải trả hàng tháng
  • Diện tích mái nhà có thể tận dụng lắp đặt
  • Giảm tiền điện hàng tháng/ hoặc tiền lãi khi phát sinh bán điện
  • Thời gian hoàn vốn nếu đầu tư

Lợi ích cụ thể của hệ thống giả lập hiệu quả hệ thống hòa lưới

Để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của khách hàng về hiệu quả mang lại của hệ thống, Alena đưa ra ví dụ về 1 kết quả giả lập:

Một hộ gia đình trung bình sử dụng hết 450 KWh/tháng

=> Số tiền chủ hộ phải trả là 1,055,350 VND/tháng

Chủ hộ quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời:

Các tháng tiếp theo trung bình số điện tiêu thụ là 180 KWh/tháng

=> Số tiền chủ hộ phải thanh toán là 331,720 VND/tháng

Đồng thời hệ thống cũng tích lũy được 729 KWh/tháng

=> Số tiền chủ hộ thu được khi bán điện là 1,409,886 VND/tháng

=> Hiệu quả cả hệ thống cả năm tính ra là 25,602,192 VND

Hộ này lắp đặt hệ thống điện với diện tích 43m2 cho hệ 7.4kw, chi phí lắp đặt là 118,400,000 VND

Vậy chủ hộ mất (118,000,000/25,602,192) = 4,62 năm để thu hồi lại vốn và bắt đầu sinh lãi từ hệ thống.

Hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động trên 20 năm, trong đó Cty Alena bảo hành 24 tháng khi lắp hệ thống và bảo hành thiết bị theo hãng sản xuất (thiết bị biến tần – inverter 5 năm, tấm Pin 20 năm).

Sau khi thấy được hiệu quả hệ thống điện hòa lưới mang lại, rất nhiều hộ gia đình trên cả nước đã triển khai lắp đặt, hệ thống không chỉ đảm bảo cung cấp một nguồn năng lượng tự nhiên, sạch, tiết kiệm nhiên liệu cho trái đất mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế.

Cách sử dụng chương trình giả lập hiệu quả hệ thống hòa lưới

Alena xây dựng chương trình dành cho hầu hết tất cả mọi người ai cũng có thể sử dụng.

Bạn có thể sử dụng công cụ tính toán hiệu quả lắp đặt điện mặt trời của công ty Alena theo 1 trong 2 cách sau:

Xuất hiện giao diện như trên, bạn chỉ cần thực hiện chọn đầy đủ các yếu tố như số điện trung bình hàng tháng, ước lượng tỷ lệ phần trăm điện tiêu thụ trong ngày, lựa chọn hệ thống KWp, ước lượng trung bình số giờ nắng trong ngày, giá bán điện trung bình là 1,934 VND/KWh, giá này có thể thay đổi nhưng không đáng kể.

Sau đó chọn xem kết quả (như hình bên dưới)

Như vậy nếu lắp đặt hệ thống như trên thì khoảng 4,29 năm là bạn có thể thu hồi vốn và bắt đầu kinh doanh điện vào các năm tiếp theo.

Mặc dù chi phí lắp đặt ban đầu hơi cao nhưng những lợi ích mang lại cho gia đình, xã hội và môi trường quả thật đáng để mọi người quyết định lắp đặt hệ thống.

Theo 24H




Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy đối với điện mặt trời

Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (Bộ Công an) vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Cụ thể, các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không… (trong Phụ lục 4, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Riêng đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.

Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó, người dân, doanh nghiệp nên sử dụng tấm pin dạng tinh thể.

Còn về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy khuyến cáo: Các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy, với kích thước không quá 40×40 mét cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5 mét. Đặc biệt là không bố trí tấm pin trong phạm vi 3 mét xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ và không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy, hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.

Theo TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM




Hướng dẫn 5 trường hợp phát triển ĐMTMN theo văn bản 7088/BCT-ĐL

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, về việc hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà (Văn bản số: 7088/BCT-ĐL, ngày 22/9/2020)

Điện mặt trời mái nhà trang trại nông nghiệp

Sau đây là nội dung văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương cho 5 trường hợp phát triển phát triển điện mặt trời mái nhà:

Một là: Hệ thống ĐMTMN trên mái nhà của công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác: Trên cơ sở quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Thông tư số 02), chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt… có trách nhiệm tổ chức sản xuất – kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Việc đảm bảo trang trại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của địa phương.

Để phù hợp với quy định tại Quyết định 13, công trình xây dựng trang trại phải có mái. Mái nhà của trang trại chăn nuôi, trồng trọt,… cần phù hợp với công năng, loại hình trang trại.

Hai là: Về trường hợp nhiều hệ thống ĐMTMN có tổng công suất trên 1 MW (mỗi hệ thống có công suất không quá 1 MW) trên 1 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp, của một hoặc nhiều nhà đầu tư; trường hợp một chủ đầu tư mua lại nhiều hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau, có tổng công suất trên 1 MW: Theo quy định tại Quyết định 13 và Thông tư 18, trường hợp này, mỗi hệ thống ĐMTMN được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Tổ chức, cá nhân mua lại được kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong Hợp đồng mua bán điện mà các chủ đầu tư trước đã ký nhưng phải thực hiện thủ tục chuyển chủ thể hợp đồng và không được gộp các Hợp đồng mua bán điện hệ thống ĐMTMN thành một hợp đồng.

Ba là: Về trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn viên dự án điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư điện mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua bán điện cho hệ thống ĐMTMN: Trường hợp này, EVN được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu thấy phù hợp với quy định về hệ thống ĐMTMN (tại Quyết định 13 và Thông tư 18).

Bốn là: Trường hợp điện mặt trời có công suất không quá 1 MW và không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng có công năng độc lập; trường hợp hệ thống điện mặt trời của trang trại chăn nuôi, trồng trọt… với công suất trên 1 MW hoặc trên 1,25 MWp; trường hợp hệ thống điện mặt trời đấu nối vào cấp điện áp trên 35 kV: Các trường hợp này không được áp dụng giá bán điện đối với hệ thống ĐMTMN theo quy định tại Quyết định 13.

Năm là: Các kiến nghị ưu đãi đối với trường hợp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà có công suất lớn hơn 1 MW; đầm nuôi trồng thủy hải sản, trang trại trồng trọt, chăn nuôi,… có nhu cầu sử dụng chính tấm quang điện làm mái, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để có cơ chế phù hợp với tình hình thực tiễn, áp dụng sau năm 2020.

Theo TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tải văn bản 7088/BCT-ĐL tại đây




EVN cung cấp địa chỉ nhà lắp đặt điện mặt trời

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa vào hoạt động thử nghiệm nền tảng EVNSOLAR để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại Việt Nam.

Theo EVN, thời gian qua Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời (ĐMT) nói chung và điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nói riêng. Từ đó tạo điều kiện để phát triển nhanh chóng các dự án ĐMTMN.

Đến đầu tháng 9-2020, cả nước đã có tổng cộng gần 50.000 hệ thống ĐMTMN với tổng công suất gần 1.200 MWp được lắp đặt và đưa vào vận hành.

Tiềm năng phát triển ĐMTMN ở nước ta được đánh giá còn rất lớn. Ngoài số lượng hàng triệu mái nhà của các hộ gia đình thì mái nhà của các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, nhà hàng… là những nơi có thể lắp đặt hệ thống ĐMTMN trong thời gian tới.

Khách hàng lắp đặt điện mặt trời có thể lên EVNSOLAR để tìm kiếm nhà cung cấp tốt. Ảnh: ĐÀO TRANG.

Để góp phần thúc đẩy việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN trong thời gian tới, góp phần tạo dựng thị trường ĐMTMN tại Việt Nam, EVN đã tổ chức công bố nền tảng ĐMTMN với tên gọi EVNSOLAR tại TP.HCM.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cho biết nhiều người dân vẫn thắc mắc nếu muốn lắp ĐMTMN thì nhà cung cấp lắp đặt nào có chất lượng tốt nhất, có nhiều khuyến mại, báo giá tốt nhất, ngân hàng có gói hỗ trợ tài chính không? Nền tảng EVNSOLAR là nơi trả lời các câu hỏi đó.

Nền tảng EVNSOLAR được thiết kế với tôn chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, mang lại cho khách hàng những giá trị khác biệt. Theo đó, nền tảng cung cấp giải pháp toàn diện, dễ dàng cho hộ gia đình để phát triển một dự án ĐMTMN với chất lượng cao và chi phí hợp lý nhất

Theo EVN, nền tảng EVNSOLAR bước đầu được xây dựng trên trang web có địa chỉ http://solar.evn.com.vn. Với nền tảng này, khách hàng có nhu cầu lắp đặt ĐMTMN dễ dàng kết nối với nhà thầu lắp đặt uy tín có giá thành hợp lý, các ngân hàng, tổ chức tài chính cung cấp giải pháp hỗ trợ tín dụng tiện ích.

Các nhà thầu cung cấp dịch vụ ĐMTMN tham gia vào nền tảng EVNSOLAR phải cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Với mỗi dự án ĐMTMN sau khi hoàn thành, nhà thầu sẽ hoàn thiện hồ sơ hoàn công chi tiết (Solar Quality Passport) dựa trên mẫu hồ sơ theo tiêu chuẩn đánh giá của CHLB Đức. Thông qua bộ hồ sơ này, chủ đầu tư ĐMTMN có thể đánh giá được chất lượng của dự án đã hoàn thành.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành dự án, mỗi chủ đầu tư sẽ được cấp tài khoản để phản hồi và đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên nền tảng.

Sau này, người có nhu cầu lắp đặt ĐMTMN có thể tìm kiếm thông tin nhà thầu, chức năng nhận báo giá từ nhiều nhà thầu, chức năng đánh giá nhà thầu… Đây là những yếu tố quan trọng giúp cho những người có nhu cầu lắp đặt ĐMTMN dễ tìm kiếm, tham khảo và quyết định.

Khách hàng lắp đặt điện mặt trời có thể lên EVNSOLAR để tìm kiếm nhà cung cấp tốt. Ảnh: Alena

Trong thời gian tới, nền tảng EVNSOLAR còn tiếp tục được phát triển trên các ứng dụng di động; các công cụ, tiện ích, công nghệ sẽ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, giúp kết nối, tương tác nhiều giữa những người sử dụng.

Khi phát triển nền tảng EVNSOLAR, EVN khẳng định luôn hỗ trợ, đồng hành và tạo điều kiện tối đa cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung và ĐMTMN nói riêng. Đơn vị mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho xã hội theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.




Hello world!

Welcome to WordPress. This is your first post. Edit or delete it, then start writing!